Trong thời buổi hiện nay, cuộc cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt. Các công ty luôn luôn cố gắng tìm cho mình một lối đi riêng để trở nên khác biệt hơn so với đám đông. Để làm được điều đó, mỗi doanh nghiệp đều phải có cho mình đội ngũ nhân lực làm việc và hoạt động hiệu quả. Vậy đâu là kỹ năng phỏng vấn hiệu quả để có được nguồn nhân lực tốt nhất?
- Khái niệm
Đây là phương pháp phỏng vấn được đánh giá mang lại hiệu quả cao, đem đến người được phỏng vấn một trải nghiệm mới lạ thay vì như những phương thức truyền thống. Phương pháp này tạo nên những tình huống giả định và người được hỏi phải giải quyết vấn đề đó theo khả năng của mình. Nhà tuyển dụng có thể dựa vào đó để đánh giá ứng viên có đạt yêu cầu hay không. Bởi vì cách hiệu quả nhất để dự đoán những hành động của ứng viên trong tương lai chính là quan sát những hành động hiện tại của họ trong những tình huống tương tự.
- Mô hình STAR
Mô hình này giúp nhà tuyển dụng hướng ứng viên vào phương pháp phỏng vấn dựa trên năng lực. STAR là viết tắt của Situation (tình huống) – Task (nhiệm vụ) – Action (hành động) – Result (kết quả).
- Situation (tình huống): đây là tình huống được nhà tuyển dụng đề ra để ứng viên hoàn thành. Các tình huống này có thể là những vấn đề trong công việc ở quá khứ của ứng viên hoặc có thể là những vấn đề liên quan.
- Task (nhiệm vụ): ứng viên phải cho nhà tuyển dụng biết rằng họ đảm nhận nhiệm vụ gì trong vấn đề vừa được nêu
- Action (hành động): ứng viên diễn tả lại hành động mình trong trường hợp đó. Cần lưu ý là diễn tả lại những hành động mình đã làm chứ không phải những hành động phải làm.
- Result (kết quả): ứng viên chia sẽ những kết quả đạt được và bài học rút ra ở vấn đề được nêu
- Ưu và nhược điểm
*Ưu điểm:
Nhà tuyển dụng có thể nắm rõ hành động của ứng viên thông qua những tình huống có thật. Nhờ vậy người phỏng vấn có thể hạn chế việc đánh giá theo cảm tính. Tập trung vào phân tích những yếu tố và năng lực của ứng viên để xem có đạt yêu cầu cần thiết hay không.
*Nhược điểm:
Để thực hiện được buổi phỏng vấn này, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đầu tư rất nhiều. Vì thế phương pháp này không phù hợp với những công việc đơn giản. Trong buổi phỏng vấn, nếu nhà tuyển dụng không xác định trước những yếu tố và năng lực cần có của buổi phỏng vấn, sẽ dễ dàng dẫn đến lan man và không mang lại kết quả.
Những câu hỏi được đặt ra trong phương pháp này sẽ không có câu trả lời nào đúng hoặc sai. Bởi vì phương pháp này chủ yếu nhà tuyển dụng sẽ thăm dò hành vi ứng viên. Vì thế việc lựa cho câu hỏi cũng là điều cần đầu tư kĩ lưỡng.