Tăng hiệu suất huấn luyện nhân viên với phương pháp “5D”
Huấn luyện luôn là điều các doanh nghiệp cần làm sau khi tuyển dụng nhân viên mới. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có phương pháp huấn luyện hiệu quả. Vì vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu phương pháp “5D” nhé.
- Phương pháp 5D là gì?
Đây là phương pháp giúp doanh nghiệp huấn luyện và giao việc cho nhân viên hiệu quả. 5D giúp doanh nghiệp cung cấp cho nhân viên những kiến thức và kĩ năng cần thiết cho công việc. Phương pháp huấn luyện 5D là viết tắt của các chữ cái đầu trong những từ sau:
- Define (Chia việc)
- Describe (Chỉ dẫn)
- Demo (Làm thử)
- Do it (Thực hiện)
- Discuss (Thảo luận)
Không những là biện pháp huấn luyện nhân viên, đây còn là phương pháp giúp các nhà lãnh đạo giao việc cho nhân viên hiệu quả. Đúng người, đúng việc và tăng năng suất làm việc, đẩy nhanh tiến độ công việc.
- Lợi ích của phương pháp 5D
- Gắn kết nhân viên với các bộ phận cấp cao
- Cải thiện và nâng cao hiệu suất cũng như chất lượng làm việc của nhân viên
- Phát triển năng lực riêng của từng nhân viên
- Tăng tính tương tác và cải thiện kĩ năng mềm cho nhân viên
- Tạo cho nhân viên tinh thần và nỗ lực để hoàn thành những mục tiêu đề ra
- Các bước thực hiện 5D
- Bước 1: Define (Chia việc)
Dưới cương vị là một người sếp, bạn phải hiểu rõ tính cách cũng như điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên mình. Từ đó chúng ta sẽ giao việc phù hợp với từng cá nhân. Mỗi công việc được giao được xem như một bài huấn luyện nhân viên, chúng ta cần xác định thời gian dành cho bài huấn luyện bao lâu và giá trị đạt được sau khi huấn luyện.
- Bước 2: Describe (Chỉ dẫn)
Đây là bước quan trọng nhất trong phương pháp 5D, hãy tạo cho họ lòng nhiệt huyết để hoàn thành những công việc được đề ra và sự hào hứng mỗi khi được giao công việc mới. Sau khi truyền lửa cho họ, chúng ta sẽ chung cấp kiến thức và kĩ năng để nhân viên có thể hoàn thành công việc. Khi huấn luyện, chúng ta nên lồng ghép những kinh nghiệm của bản thân vào đó để nhân viên có thể tránh tái phạm những lỗi lầm của người đi trước.
- Bước 3: Demo (Làm thử)
Sau khi đã truyền tải lý thuyết cho nhân viên, nhà huấn luyện cần thực hiện thử để nhân viên có thể trực tiếp thấy được áp dụng lý thuyết vào thực tế như thế nào cho đúng. Sau khi demo, huấn luyện viên sẽ giải đáp những câu hỏi và thắc mắc của nhân viên. Hãy để ý kĩ những lỗi sai nhỏ của họ và chỉnh sửa ngay lúc đó, vì khi những lỗi sai dần dần thành thói quen thì sẽ rất khó để chỉnh sửa sau này.
- Bước 4: Do it (Thực hiện)
Ông bà ta có câu: “học đi đôi với hành”, đây là lúc bạn sẽ cho nhân viên làm việc trực tiếp ở môi trường thực tế. Ban đầu có thể nhân viên sẽ mắc nhiều sai lầm, nhưng đó là những bài học thực tế để họ tích lũy thêm những kinh nghiệm cho bản thân. Nhà huấn luyện không nên tiết kiệm lời khen cũng như lời động viên khi họ đạt những thành quả trong công việc, đó là nguồn động lực khích lệ tinh thần và tăng sự hăng hái trong công việc.
- Bước 5: Discuss (Thảo luận)
Sau khi kết thúc quá trình huấn luyện, người huấn luyện và nhân viên ngồi lại với nhau và trao đổi về những kĩ năng nhân viên đạt được sau khi được huấn luyện. Lắng nghe những góp ý và suy nghĩ của nhân viên từ đó đúc kết lại những kinh nghiệm riêng cho mình và cải thiện phương pháp ở những buổi huấn luyện sau.